Thứ hai, 06/05/2024

Khu vực:

Sự sống của loài voi cổ đại

Sống trong thế Miocene 23.3-5.33 triệu năm về trước, Platybelodon được cho là loài động vật có vòi đặc biệt nhất từ trước đến nay, nếu ở loài voi hiện đại cái vòi là thứ tạo nên đặc điểm độc lạ của chúng, thì với người họ hàng xa này điểm độc lạ của nó chính là phần ngà dưới cằm tạo thành một dạng xẻng, những hóa thạch của nó được tìm thấy ở Châu Phi và Châu Á.
Đã từng có những phỏng dựng về loài voi này, nhưng đa phần những cái nhìn, sự tiếp cận về chúng của giới phỏng dựng ngày xưa là còn hạn chế, kèm theo đó là những nhận định về cái hàm dưới của loài này để phát họa nên hình dạng khiến chúng có nét thiếu thuyết phục và không hợp lý ( điển hình là bức phục dựng của họa sĩ Tomasz Jedrzejowski cho thấy loài voi này dùng vòi như một cái môi khổng lồ che cả ngà dưới như con vịt, để vớt tảo dưới ao).
Cho đến hiện tại, những phát hiện mới về dấu vết xương, kèm theo dẫn liệu về địa lý, khí hậu, hệ tầng đất đá đã cho chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về môi trường sống, hình dạng và tạo hình của chúng, và từ đây mình đưa ra một phỏng dựng hợp lý nhất cho loài vật ” độc lạ” này. Nhưng trước hết hãy cùng làm rõ với nhau rằng : Ngà voi không phải sừng, nó gần như răng nanh của nó hơn, được bọc bởi xương hàm trên và hoàn toàn không có răng cửa, vì thế mép của vòi có tác dụng như mép miệng, chúng bọc ngà lại, và che nó đi.

Về hộp sọ, điểm nhấn đặc biệt của loài này: xét về tương quan hộp sọ, có thể thấy điểm giống và khác nhau của Platybelodon so với Elephantidae ( voi hiện đại) thể hiện rất rõ ràng, phần đỉnh hộp sọ của platy có chóp nhọn, lõm thái hương hướng lên trên, trong khi sọ voi Châu Phi hiện đại có thái dương hạ xuống một bậc với đỉnh sọ, lỗ hốc mũi trên sọ là gần như tương đồng với tất cả họ voi từ trước đến nay, phần ngà của Platy bị ảnh hưởng do sự kéo giãn của hàm trên, khiến cho toàn bộ hàm trên và ngà trông dài và dẹp, điều này khác với voi hiện đại, phần hàm trên kèm ngà chỉ dài vừa đủ với hộp sọ, hàm dưới là điều khác biệt nhất, sọ voi hiện đại phần hàm dưới ngắn, cạnh xương hàm to ra khiến cho sọ trên cũng theo đó kéo xuống tạo ra một góc gần như 90 độ cho toàn bộ hộp sọ, ở Platybelodon thì phần hàm này kéo dài ra, răng nhai không đổi nhiều so với sọ voi hiện đại, chứng tỏ phần ngà cằm là phần phát triển thêm, và kéo dài hướng ra trước, và tạo ra cho cả hộp sọ một góc nghiên 70 độ. Từ đó, kết luận rằng phần ngà cằm của Platybelodon là một dạng nhô ra, chứ không hoàn toàn là cả bộ hàm của nó, cho nên việc kéo vòi của nó thành môi là không hợp lý, phần răng nhai và dấu tích của vành môi vẫn còn đặt cạnh nhau, nó giống như kiểu lấy một con voi và đặt cái xẻng trước hàm của nó vậy. Hốc mũi của Platybelodon cũng dài hơn bởi tác động của ngà và hàm trên, khiến cho khoan khí trên vòi nơi giáp đỉnh sọ to hơn so với voi hiện đại, giúp chúng chứa được nhiều nước hơn, thở dễ hơn, từ khoan khí kéo dài ra thành vòi chính, mép voi bọc ngà lại.
Về môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo, thế Miocene ở Châu Phi là thời kỳ mà thực vật, rừng cây phát triển cực thịnh, những hóa thạch cây cỏ, những dấu vết của rừng cây đã cho thấy rằng Châu Phi thực chất đã từng là rừng nguyên sinh, có sông ngòi, và đầy đủ những hệ động thực vật phong phú, trong đó có nhóm khỉ leo trèo chung sống với nhóm khi đứng thẳng, mà khi sau này lúc địa phân tách, châu phi nóng lên rừng cây chết đi, nhánh khỉ đứng thẳng phát huy khả năng của mình và hình thành nên nhánh vượn người và người bây giờ. Với sự hình thành của rừng rậm, nhóm voi hay cụ thể là Platybelodon cũng đã có cho mình một hình dạng phù hợp để sống trong rừng rậm. Về mặt cấu tạo lỗ tai, Platybelodon sẽ có vành tai nhỏ đáng kể, một phần chúng ta vẫn thấy vấn đề này ở voi hiện đại đó là voi Châu Phi, và voi Châu Á, chúng có đặc điểm tai khác nhau, trong khi voi Châu Phi vành tai to hơn, sống trong môi trường nóng hơn, thì voi Châu Á vành tai nhỏ hơn, sống trong môi trường ấm hơn, có rừng, từ đó, dựa vào phần hốc tai của sọ, còn cho thấy Platybelodon đã có thể có phần tai nhỏ hơn đáng kể so với họ voi, một phần là vì chúng sống sâu trong rừng, khi hậu mát mẻ, và vành tai to sẽ là sự cản trở trong quá trình đi rừng.
Hàm dưới cấu tạo như cái xẻng này đã từng cho là để vớt tảo, rong dưới hồ, rồi dùng vòi như cái nắp giữ tảo không rơi, nhưng gần đây với những phát hiện mới về độ mài mòn của răng trên “xẻng” đã cho nhà nghiên cứu một kết luận khác đó là chúng dùng phần cằm như công cụ tách vỏ cây hơn, đó cũng là lý do vòi không thể dẹp lép như phục dựng cũ, chúng sẽ dùng ngà dưới tách vỏ cây thành sợi, sau đó ăn phần lõi trong bằng cách bào sợi vỏ cây, để lên ngà hình xẻng , và dùng vòi đẩy vào hàm và nhai , đó là cách chúng ăn.
nhưng nếu ưu việt tại sao chúng lại tuyệt chủng? rất khó trả lời câu hỏi này, nhưng có thể, sự thay đổi thức ăn, do cây cối thay đổi, đã ảnh hưởng đến chúng và những con vật cùng thời khiến chúng tuyệt diệt.

Hanoi Fossil Meseum

Cùng chủ đề

  • Tất cả bài viết
  • Tin Tức
  • Cộng Đồng
  • Khám Phá
  • Special
  • Bài viết mới nhất
  • Được xem nhiều nhất