Thứ năm, 09/05/2024

Khu vực:

Hoá thạch kẻ tiêu diệt tổ tiên con người có niên đại 350 triệu năm được khai quật ở Nam Phi

Trước khi khủng long xuất hiện trên hành tinh này, một loài cá cổ đại khổng lồ với những chiếc răng nanh chết người đã săn mồi tổ tiên của chúng ta.

Phục dựng môi trường sống của loài cá khổng lồ Hyneria udlezinye tại trang trại Waterloo, Nam Phi (Ảnh: PLOS One)

Các nhà nghiên cứu ở Nam Phi đã khai quật được hóa thạch 350 triệu năm tuổi của một loài cá háu ăn mới cai trị vùng nước sông trên Siêu lục địa cổ đại phía nam Gondwana, hiện đã tuyệt chủng.

Đây là loài cá săn mồi dài tới 2,7 mét, là loài cá có xương lớn nhất được ghi nhận từ kỷ Devon muộn (cách nay 383 triệu – 359 triệu năm trước), thuộc một nhóm sinh vật biển lớn hơn gọi là Tristichopterids. Các nhà nghiên cứu gọi nó là Hyneria udlezinye, theo ngôn ngữ bản địa IsiXhosa ở Nam Phi ngày nay là Kẻ chuyên ăn thịt người khác.

Đồng tác giả nghiên cứu Per Ahlberg, giáo sư tại Đại học Johnsfield, cho biết: “Đó là một con cá săn mồi khổng lồ, có chiều dài lên tới 2 mét và trông hơi giống cá sấu Mỹ hiện đại nhưng có khuôn mặt ngắn hơn như phần đầu của một quả ngư lôi”. Một giáo sư của Khoa Sinh học Sinh vật tại Đại học Uppsala ở Thụy Điển mô tả: “Miệng nó chứa những hàng răng nhỏ nhưng cũng có những cặp răng nanh lớn có thể dài tới 5 cm ở những cá thể lớn nhất.”

Những manh mối đầu tiên về sự tồn tại của loài cá cổ đại này đã được các nhà nghiên cứu phát hiện ra vào năm 1995, khi họ khai quật được một loạt mẫu vật vảy hóa thạch tại địa điểm khai quật có tên là Trang trại Waterloo gần Makhanda (trước đây gọi là Grahamstown), Nam Phi. Giờ đây cuối cùng các nhà nghiên cứu đã có thể hình dung ra chân dung “thuỷ quái”.

Hóa thạch vảy được khai quật tại Trang trại Waterloo gần Makhanda, Nam Phi
(Ảnh: PLOS One)

Đồng tác giả nghiên cứu Robert Gess, nhà cổ sinh vật học và là cộng tác viên nghiên cứu tại Bảo tàng Albany và Đại học Rhodes ở Nam Phi cho biết: “Đó là một hành trình dài tìm ra câu trả lời cho câu hỏi những chiếc vảy này đến từ đâu”.

Bộ xương tiết lộ rằng Hinerya udlezinye là một kẻ săn mồi háu ăn. “Các vây chủ yếu hướng về phía sau cơ thể. Đây là đặc điểm sinh thái của loài săn mồi đang thủ thế để có thể lao lên đột ngột. Hyneria ẩn nấp trong bóng tối và chờ đợi con mồi đi qua”. Loài cá khổng lồ này săn những sinh vật bốn chân được gọi là gọi là Tetrapods, nhóm động vật tổ tiên dẫn đến dòng dõi loài người.

Các nhà khoa học đã từng xác định được một loài khác cùng chi – Hyneria lindae – tại một địa điểm khai quật ở Pennsylvania – một phần của siêu lục địa Euramerica trong kỷ Devon muộn.

Có thể thấy hầu hết các hóa thạch Triistichopterid được phát hiện cho đến nay đều được khai quật ở Úc, làm sai lệch nhận thức của chúng ta về sự phân bố của những loài động vật này. Các khu vực khác thuộc Gondwana, như Châu Phi và Nam Mỹ ít được nghiên cứu kỹ hơn. Các hóa thạch từ Trang trại Waterloo là những mẫu hóa thạch đầu tiên chứng minh rằng Hyneria sống ở Gondwana. Đồng thời nghiên cứu mới cũng tiết lộ rằng loài Triistichopterids khổng lồ không chỉ sống ở vùng nhiệt đới Gondwana mà còn trên khắp lục địa và thậm chí ở vòng cực.

Tritichopterids biến mất trong một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Devon (khoảng 359 triệu năm trước)./.

Cùng chủ đề

  • Tất cả bài viết
  • Tin Tức
  • Cộng Đồng
  • Khám Phá
  • Special
  • Bài viết mới nhất
  • Được xem nhiều nhất