Thứ bảy, 11/05/2024

Khu vực:

Hóa thạch cổ đại và tương lai: Sự phát triển kỳ diệu của hành tinh

Tác giả chính của nghiên cứu Brent Adrian, chuyên gia giải phẫu học tại Đại học Midwestern của Mỹ, đặt tên cho loài bò sát

Các nhà khoa học xác nhận rằng một con cá sấu khổng lồ 93 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Trung tâm Queensland (Úc) đã nuốt chửng một con khủng long.

Khám phá mới ở Texas tiết lộ một loài rùa cổ bên chưa từng được biết tới sống trong kỷ Phấn Trắng cách đây 94 – 100 triệu năm.

Tác giả chính của nghiên cứu Brent Adrian, chuyên gia giải phẫu học tại Đại học Midwestern của Mỹ, đặt tên cho loài bò sát cổ đại mới là Pleurochayah appalachius. Phần còn lại của sinh vật được tìm thấy tại điểm nóng hóa thạch Arlington Archosaur Site ở Texas, Mỹ, nơi lưu giữ rất nhiều mẫu vật vẫn còn trong tình trạng tốt của các loài bò sát kỷ Phấn Trắng.

Trong bài đăng trên tạp chí Scientific Reports hôm 20/5, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh P. appalachius là loài rùa cổ bên lâu đời nhất ở Bắc Mỹ, sống cách đây 94 – 100 triệu năm. Tên gọi “rùa cổ bên” bắt nguồn từ việc chúng có khả năng khép cổ vào một bên mai và chỉ mở một mắt để quan sát.

Phân tích hóa thạch chi tiết hơn tiết lộ P. appalachius thuộc họ Bothremydidae, bao gồm các loài rùa cổ bên đã tuyệt chủng có nguồn gốc từ siêu lục địa Gondwana ở phía nam địa cầu. “Phát hiện này là một trong những ví dụ sớm nhất về sự phân tán xuyên lục địa của rùa cổ bên”, Adrian nhấn mạnh.

Các đặc điểm hóa thạch của P. appalachius cho thấy chúng nghi cao với lối sống thủy sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di cư đường dài. Hình thái chức năng của xương chi chỉ ra rằng chúng có kiểu bơi giống như chèo thuyền Rowing, trái ngược với chuyển động vỗ như các loài rùa biển hiện đại.

Phân tích phát sinh loài tiết lộ P. appalachius có quan hệ họ hàng gần nhất với hai nhóm Cearachelyini và Kurmademydini trong họ Bothremydidae. Chúng chia sẻ các đặc điểm nguyên thủy mà hầu hết các loài Bothremydidae đều có.

Khu vực Arlington Archosaur Site trong quá khứ là một vùng đất ngập nước nằm gần bờ biển của một bán đảo lớn. Nơi đây từng có một sinh thái vô cùng đa dạng với các quần thể cá sấu, khủng long, lưỡng cư, động vật có vú, cá, động vật không xương sống và thực vật. Nhiều loài trong số đó chưa từng được mô tả.

Dẫn đầu nhóm nghiên cứu, giáo sư Tomasz Sulej cho biết đã tìm thấy hai loại hóa thạch rùa tại bãi rác gần thị trấn Poreba, khu vực tây nguyên Jurassic, Ba Lan có niên đại khoảng 215 triệu năm, tức thuộc giai đoạn cuối của kỷ Triat.

Sau 15 phút khai quật trong bùn tại bãi rác, ông đã phát hiện hóa thạch một loại rùa thuộc loài rùa Proterochersis robusta sống cách đây hàng trăm triệu năm. Hóa thạch còn lại vẫn chưa xác định được danh tính thuộc loài rùa nào.

Tuy nhiên, hóa thạch này được đánh giá cao, sau khi thực hiện một số xét nghiệm, các nhà khoa học cho rằng đó là loài rùa cổ nhất thế giới và chưa bao giờ xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

 

Hóa thạch được tìm thấy bao gồm: mai rùa, cổ và đuôi đốt sống cùng với các xương chi. Tuy hóa thạch này không mang vật chất hữu cơ để thử nghiệm ADN, nhưng cấu trúc của nó nắm giữ manh mối vô cùng quý giá về nguồn gốc của các loài.

Cùng chủ đề

Bình luận

5 thoughts on “Hóa thạch cổ đại và tương lai: Sự phát triển kỳ diệu của hành tinh”

  1. admin

    Tiếc cho đoàn tàu ngầm ấy quá nhớ mang máng là thuyền trưởng tên nemo ( hồi nhỏ đọc 1 cuốn xong mấy năm sau đc tặng tiếp 1 cuốn nữa mỗi tội bìa khác nhau ) :v

    1. admin

      đọc 2 vạn dặm dưới đáy biển cảm giác mình trôi cmn ở dưới đáy biển lúc nào k biết ấy,hay cực

      1. admin

        Đọc về mấy cái tiến hoá phê vl =)))

  2. admin

    Có câu “bạn có thể chạy, nhưng không thể trốn” 😅 Bằng chứng là trốn 100 triệu năm vẫn bị con người tìm ra 😂

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Tất cả bài viết
  • Tin Tức
  • Cộng Đồng
  • Khám Phá
  • Special
  • Bài viết mới nhất
  • Được xem nhiều nhất