Thứ sáu, 26/07/2024

Khu vực:

Voi Răng kiếm

Stegodon orientalis

Voi răng kiếm Stegodon orientalis thuộc họ Stegodon. Voi răng kiếm có hình thái gần giống voi hiện đại ngày nay, nhưng điểm đặc biệt là phần ngà voi rất dài, tới hơn 3 m, gần như bằng chiều dài của cơ thể.

Có nhiều ý kiến về nguyên nhân tuyệt diệt của loài voi răng kiếm như do hoạt động săn bắn của con người thời đại đá cuối Pleistocene, hoặc loài này đã thất bại trong cạnh tranh sinh thái với voi hiện đại. Tuy nhiên, mỗi lý giải đều có yếu điểm như các loài động vật lớn khác cũng là đối tượng săn bắt nhưng không bị tuyệt chủng, hoặc thực tế đã có khoảng thời gian rất dài hai loài voi đồng thời tồn tại. Khả năng những biến động sinh thái lớn trong cuối thế Pleistocene đã có ảnh hưởng lớn, thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên làm tuyệt diệt loài voi lớn kém thích ứng với thay đổi môi trường. Nghiên cứu gần đây về đồng vị cacbon và oxi trong men răng cho thấy voi châu Á có chế độ ăn linh hoạt hơn so với voi răng kiếm, bởi vậy đây có thể là yếu tố quan trọng để voi châu Á có sự thích ứng tốt  hơn với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

Stegodon trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “răng có mái” vì các gờ trên mặt răng của loài voi này được xếp lớp với nhau dạng mái vòm. Vì vậy mà loài này còn được các nhà khoa học gọi là “Voi răng phiến”.

Hóa thạch Răng Voi răng kiếm – Phát hiện tại: Điện Biên, Việt Nam | Stegodon tooth fossil – Found in: Dien Bien, Vietnam
Hóa thạch Ngà Voi răng kiếm – Phát hiện tại: Indonesia | Stegodon ivory fossil – Found in: Indonesia

Stegodon, meaning “roofed tooth” because of the distinctive ridges on the animal’s molars, is a genus of the extinct subfamily Stegodontinae of the order Proboscidea.

They look similar to modern elephants today, but possessed a gigantic set of tusks that could reach more than 3 m, almost equal to the length of the body.

There are many opinions on why Stegodon went extinct, such as being hunted by humans in the Late Pleistocene or the species’ failure to compete against modern elephants. However, none have been convincing enough: other large animals persisted under hunting pressure and there was a very long time when two species of elephants lived together. It is likely that major ecological changes in the late Pleistocene had a great influence, promoting the process of nature selection that wiped out the great elephants that were poorly adapted to environmental changes.

Recent research on carbon and oxygen isotopes in tooth enamel shows that Asian elephants have a more flexible diet than Stegodon, so this may be an important factor for Asian elephants to adapt well with environmental changes.

Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội

Hanoi Fossil Museum

  • Tất cả bài viết
  • Tin Tức
  • Cộng Đồng
  • Khám Phá
  • Special
  • Bài viết mới nhất
  • Được xem nhiều nhất