Thứ bảy, 27/07/2024

Khu vực:

Voi Châu Á

Asian elephant

Hóa thạch răng Voi Châu Á thường được tìm thấy trong các trầm tích hang động có tuổi Pleistocene muộn cách đây 129 – 11,7 nghìn năm trước. Răng Voi Châu Á gồm các phiến răng rất cao, dẹp, nằm sát nhau, giữa các phiến răng thường được lấp đầy bởi cao răng. Mặt nhai của răng gần như phẳng và trung bình thường có khoảng 8 – 24 phiến răng. 

So sánh với loài Voi ma mút thì các phiến răng của Voi Châu Á phân bố thưa hơn một chút. Các hóa thạch của Voi Châu Á xuất hiện phổ biến trong các di chỉ cổ sinh trong và ngoài hang động tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Dựa vào hình thái của hóa thạch răng cho thấy Voi Châu Á là loài ưa thực vật dạng mềm. Hiện nay, loài này vẫn còn sinh sống trong các khu rừng ở Đông Nam Á và Nam Á.

Hóa thạch Răng Voi Châu Á – Phát hiện tại: Điện Biên, Việt Nam | Asian elephant tooth fossil – Found in: Dien Bien, Vietnam

Asian elephant tooth fossils are often found in cave sediments of late Pleistocene age, from 129 to 11,7 thousand years ago. The Asian elephant’s teeth are very high, flat, closely spaced teeth, between the teeth are filled with tartar. The chewing surface of the teeth is almost flat and on average usually has about 8 – 24 teeth.

Compared with the Mammoth, the tooth plates of the Asian elephant are slightly more sparsely distributed. Fossils of Asian elephants appear commonly in paleontological sites inside and outside caves in Southeast Asia, including Vietnam.

Based on the morphology of the tooth fossil, the Asian elephant is a soft herbivorous species. Nowaday, this species still lives in the jungles of Southeast Asia and South Asia.

Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội

Hanoi Fossil Museum

  • Tất cả bài viết
  • Tin Tức
  • Cộng Đồng
  • Khám Phá
  • Special
  • Bài viết mới nhất
  • Được xem nhiều nhất