Thứ sáu, 26/07/2024

Khu vực:

Khủng long Mandschurosaurus - những hóa thạch khủng long đầu tiên tại Đông Dương

Mandschurosaurus - the first dinosaur fossils in Indochina

Tranh phục dựng Khủng long Mandschurosaurus do họa sỹ của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội thực hiện | Reconstruction of Mandschurosaurus made by artist of Hanoi Fossil Museum

Người phát hiện hóa thạch

Josué-Heilman Hoffet là một nhà địa chất và cổ sinh vật học người Pháp, từng làm việc và dạy học tại Đại học Đông Dương ở Hà Nôi. Năm 1936, trong một chuyến đi thực địa tại tỉnh Savanakhet, Lào, nhóm địa chất của ông đã phát hiện những khúc xương hóa thạch Khủng long trong trầm tích Creta hạ (K1) tại bản Tang Vay. Những xương lớn nhất khi đó được xác định thuộc giống Thằn lằn hộ pháp (Titanosaurus).

Năm 1999, một nhóm nhà cổ sinh Pháp do Ronan Allain đứng đầu đã mô tả lại mẫu vật do Hoffet phát hiện và xác định nó thuộc một giống mới Tangvayosaurus. Họ đặt tên loài mới là Tangvayosaurus hoffeti để kỷ niệm nhà khoa học đã tìm ra những mẫu hóa thạch Khủng long đầu tiên trên lãnh thổ Đông Dương.

Mẫu vật kể trên luôn được nhắc đến vì kích thước khủng của hóa thạch, với mẫu khuôn đúc xương đùi dài khoảng 2m hiện được trưng bày trong Bảo tàng Địa chất Hà Nội. Nhưng còn một mẫu mẫu Khủng long khác gần như không được ai để ý, có lẽ do mẫu vật không được trưng bày trong bảo tàng.

Cơ may của nhà cổ sinh

Vào một năm trong thập niên cuối của TK 20, nhà địa chất Tạ Hòa Phương tình cờ đi đến một khu rác thải “địa chất”, nghĩa là nơi người ta thanh lý mẫu địa chất không xuất xứ và không có giá trị gì về khoa học. Ông bỗng thấy “lấp lánh” hai cục xương hóa đá và đã nhặt chúng lên, đặt trên một miếng gỗ, chụp vội 2 bức ảnh rồi mang mẫu về nhà…

Ông đặc biệt chú ý tới hai cục xương hóa thạch này, vì thấy chúng chẳng giống mẫu xương nào từng. Trong đầu ông thầm nghĩ, biết đâu lại là xương Khủng long?

Những ảnh chụp mẫu vật đã được gửi cho bạn ông, viện sĩ Viện HLKH Pháp Philippe Janvier. Rất nhanh chóng ông nhận được hồi âm: “Chính xác là Mẫu đốt sống Khủng long (Dinosaurs)”. Viện sĩ còn nói rõ hơn: Mẫu này nằm trong sưu tập của nhà địa chất Josué-Heilman Hoffet, từng công bố năm 1944. Nhưng ông cũng không hiểu vì sao người ta lại thải các mẫu hóa thạch có giá trị nhường ấy, không chỉ giá trị khoa học mà chúng còn có giá trị lịch sử, vì đã rất lâu đời (cán mốc 60 năm).

Tôi mang ảnh các mẫu kể trên đến hỏi các nhà địa chất hàng đầu của VN: GS Nguyễn Văn Chiển, GS Tống Duy Thanh, GS Đặng Vũ Khúc. Các ông đều không có thông tin gì về các mẫu Khủng long này, dù GS Tống Duy Thanh từng là chủ tịch đầu tiên của hội Cổ sinh – Địa tầng VN, GS Vũ Khúc từng là Giám đốc Bảo tàng Địa chất VN, còn GS Nguyễn Văn Chiển từng là học trò của GS Josué-Heilman Hoffet, người đã sưu tập các mẫu hóa thạch kể trên.

Khi nhà địa chất Tạ Hòa Phương có dịp sang sang Paris, Pháp, ông đã chú ý tìm hiểu về gốc tích của mẫu Khủng long tình cơ rơi vào tay mình. Viện sĩ Janvier đã tìm bài báo khoa học của Hoffet cho ông xem. Đúng là có loài Khủng long tương tự từng được GS Hoffet tìm thấy bên Lào, cùng đị điểm với Tangvayosaurus hoffeti và được mô tả chi tiết, có nhiều hình vẽ minh họa (không hiểu sao tác giả không chụp ảnh mẫu vật). Nhưng cả viện sĩ và ông đều không tìm được hình minh họa nào trùng với 2 mẫu vật mà ông đang sở hữu. Nghĩa các mẫu đó nằm ngoài các mẫu được Hoffet mô tả. Nhưng căn cứ vào kích thước và hình thái, chắc chắn chúng thuộc cùng một bộ xương khủng long – loài Mandschurosaurus laosensis, tuổi Creta sớm (K1), sưu tập ở bản Lang Vay, tỉnh Savanakhet, nước Lào.

Fossil discoverer

Josué-Heilman Hoffet is a French geologist and paleontologist who worked and taught at Indochina University in Hanoi. In 1936, during a field trip to Savanakhet province, Laos, his geological team discovered Dinosaur fossil bones in Lower Cretaceous sediments (K1) in Tang Vay village. The largest bones were then identified as belonging to the genus Titanosaurus.

In 1999, a group of French paleontologists led by Ronan Allain described the specimen discovered by Hoffet and identified it as belonging to a new genus Tangvayosaurus. They named the new species Tangvayosaurus hoffeti to commemorate the scientist who discovered the first Dinosaur fossils in Indochina.

The above specimen is always mentioned because of the fossil’s huge size, with a thigh bone mold about 2 meters long currently on display in the Hanoi Geological Museum. But there is another Dinosaur specimen that almost goes unnoticed, perhaps because the specimen is not displayed in a museum.

The paleontologist’s luck

One year in the last decade of the 20th century, geologist Ta Hoa Phuong accidentally went to a “geological” waste site, meaning a place where people liquidated geological samples of no origin and had no value. science. He suddenly saw two petrified bones “sparkling” and picked them up, placed them on a piece of wood, quickly took two photos and brought the samples home…

He paid special attention to these two fossil bones, because they were unlike any other bone specimen. In his mind, he thought, maybe it’s a Dinosaur bone?

The photos of the specimens were sent to his friend, academician of the French Academy of Sciences Philippe Janvier. Very quickly he received a response: “Exactly the Dinosaur Vertebrae Model”. The academician also said more clearly: This sample is in the collection of geologist Josué-Heilman Hoffet, published in 1944. But he also did not understand why people would throw away such valuable fossil samples, no? Not only do they have scientific value, but they also have historical value, because they are very old (60 years old).

I brought photos of the above samples to ask Vietnam’s leading geologists: Professor Nguyen Van Chien, Professor Tong Duy Thanh, Professor Dang Vu Khuc. You all have no information about these dinosaur samples, even though Professor Tong Duy Thanh was the first president of the Vietnam Paleontology and Stratigraphy Association, Professor Vu Khuc was the Director of the Vietnam Geological Museum, and Professor Vu Khuc was the Director of the Vietnam Geological Museum. Nguyen Van Chien used to be a student of Professor Josué-Heilman Hoffet, who collected the above fossil samples.

When geologist Ta Hoa Phuong had the opportunity to go to Paris, France, he paid attention to learning about the origin of the Dinosaur specimen that happened to fall into his hands. Academician Janvier found Hoffet’s scientific articles for him to read. It is true that there was a similar species of Dinosaur once found by Professor Hoffet in Laos, in the same location as Tangvayosaurus hoffeti and described in detail, with many illustrations (for some reason the author did not take photos of the specimen). But neither the academician nor he could find any illustrations that matched the two specimens he owned. The meaning of those patterns is beyond the patterns described by Hoffet. But based on size and morphology, they certainly belong to the same dinosaur skeleton – Mandschurosaurus laosensis, Early Cretaceous age (K1), collected in Lang Vay village, Savanakhet province, Laos.

Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội

Hanoi Fossil Museum

  • Tất cả bài viết
  • Tin Tức
  • Cộng Đồng
  • Khám Phá
  • Special
  • Bài viết mới nhất
  • Được xem nhiều nhất