Thứ bảy, 27/07/2024

Khu vực:

Khủng long

Khủng long là một nhóm bò sát thuộc nhánh Dinosauria, xuất hiện lần đầu vào kỷ Trias (cách đây khoảng 243 – 233,23 triệu năm). Kể từ sau sự kiện tuyệt chủng Trias – Jura (cách đây khoảng 201,3 triệu năm), Khủng long đã trở thành nhóm động vật có xương sống chiếm ưu thế nhất xuyên suốt qua kỷ Jura cho đến cuối kỷ Creta (Phấn Trắng) – khi sự kiện tuyệt chủng Creta/Paleogen (cách đây khoảng 66 triệu năm) làm tuyệt chủng hầu hết các nhóm Khủng long và 3/4 các loài động vật, thực vật trên Trái Đất.

Khủng long đa dạng từ phân loại sinh học, hình thái đến sinh thái. Theo các bằng chứng hóa thạch, các nhà khoa học đã phát hiện ra 500 chi và hơn 1000 loài Khủng long phi điểu. Khủng long có mặt ở khắp các châu lục, là động vật hoạt động tích cực với khả năng trao đổi chất cao. Có bằng chứng cho thấy tất cả Khủng long đều đẻ trứng và xây tổ.

Tổ tiên Khủng long đi bằng hai chân, tuy thế rất nhiều chi Khủng long đi bằng bốn chân và một số chi có thể thay đổi giữa hai dạng. Cấu trúc sừng và mào phổ biến ở tất cả các nhóm Khủng long và vài nhóm thậm chí còn phát triển các biến đổi bộ xương như giáp mô hoặc gai. Chi Khủng long chân thằn lớn nhất có thể đạt tới 39,7 mét chiều dài và 18 m chiều cao. Nhiều chi Khủng long khá nhỏ, ví dụ Xixianykus chỉ dài khoảng 50 centimet.

Các phát hiện hoá thạch cho thấy chim đã tiến hóa từ Khủng long có lông vũ. Một vài loài chim đã sống sót sau sự kiện tuyệt chủng 66 triệu năm trước và tiếp tục phát triển đa dạng như hiện nay. Do đó, chim là hậu duệ duy nhất còn sót lại của Khủng long và Khủng long vẫn chưa tuyệt chủng hoàn toàn mà một nhánh con cháu của chúng vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay./.

  • Tất cả bài viết
  • Tin Tức
  • Cộng Đồng
  • Khám Phá
  • Special
  • Bài viết mới nhất
  • Được xem nhiều nhất