Hanoi Fossil News
  •  
  • Tin tức
  • Kiến thức
    • Sách hay
    • Phim hay
    • Hóa thạch sống
  • Chân dung
    • Nhà cổ sinh
    • Fossil Hunter
    • Nhà sưu tập
  • Khám phá
  • Môi trường
  • Fossil Art
  • Video
No Result
View All Result
Hanoi Fossil News
Home Kiến thức

Hoá thạch là gì?

18 Tháng Tư, 2023
in Kiến thức
0
Cổ sinh vật học – Ngành khoa học nghiên cứu về sự sống cổ đại
506
SHARES
1.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

“Hóa thạch” trong tiếng Anh – “fossil” bắt nguồn từ ngôn ngữ latinh “fossilis” với nghĩa là “đào lên”.

Số lượng sinh vật đã từng xuất hiện trên Trái Đất vô cùng phong phú và đa dạng. Những di tích và di thể của chúng được bảo tồn trong các lớp đá. Tuỳ thuộc vào điều kiện bảo tồn, các di tích có thể nguyên vẹn hoặc còn phần xương cứng hoặc cành, lá cây, có khi chỉ là những dấu vết hoạt động sống. Nhờ sự bao bọc kỳ diệu bởi trầm tích và trải qua những biến đổi phức tạp ít nhất từ 10.000 năm trở lên chúng trở thành hóa thạch.

Các mẫu hóa thạch hàng triệu năm tuổi tại viện Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội
Các mẫu hóa thạch hàng triệu năm tuổi tại viện Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội.

Thông qua nghiên cứu hoá thạch, con người có thể trả lời những câu hỏi như: Những dạng sống đầu tiên trên hành tinh của chúng ta là gì? Chúng đến từ đâu? Điều gì xảy ra tiếp theo? Sự sống tiến hoá ra sao? Hoàn cảnh cổ địa lý và khí hậu có ảnh hưởng gì đến quá trình tiến hoá sự sống? Những sinh vật hoá thạch cổ đại có liên quan gì với thế giới sinh vật phong phú hiện nay trên Trái Đất? Mỗi mẫu vật hoá thạch được sưu tầm đều góp phần làm phong phú thêm hiểu biết của nhân loại về thế giới sinh vật từng có mặt trong lịch sử Trái Đất.

Việc tìm kiếm, thu thập hóa thạch giống như một trò chơi ghép hình lớn nhằm ghép nên bức tranh tổng thể về thế giới sinh vật từng có mặt trên Trái Đất. Cho đến nay các mảnh ghép đã tìm được còn rất ít và tản mạn. Các nhà cổ sinh vẫn đang nỗ lực để ghép tiếp bức tranh của quá khứ nhằm hiểu rõ Trái Đất thuở chưa có loài Người nhưng không hề là một hành tinh cô đơn.

Nghiên cứu hoá thạch và sự có mặt của chúng trong các lớp đất đá hiện nay giúp cộng đồng hiểu được ảnh hưởng của hành vi con người đối với tự nhiên, trong đó có sinh giới, sự mất cân bằng sinh thái, sự ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Cha đẻ của khái niệm “Hoá thạch”

Ngay từ năm 600 TCN, khi những mảnh đá in hình sinh vật cổ theo số đông là hiện tượng kỳ bí của thiên nhiên hoặc đó là sản phẩm của ma quỷ tạo ra thì nhà triết học Cổ Hy Lạp Xenophon (430 – 354 TCN) đã giải nghĩa và mô tả chúng dưới góc độ khoa học: hóa thạch.

Đến năm 400 TCN, nhà triết học Aristotle (384 – 322 TCN) tuyên bố: hóa thạch là do vật chất hữu cơ tạo thành, chịu tác động làm mềm của vỏ Trái Đất gây ra mà bị ép vào trong tầng đất đá.

Đến thời kỳ Phục hưng, họa sĩ – nhà khoa học Leonardo da Vinci (1452-1519) đã kiên quyết phủ nhận việc liên quan của hóa thạch với đại hồng thủy, ông tin rằng hóa thạch là di tích của những sinh vật biển và nơi tìm thấy chúng từng là đáy biển.

Khái niệm “hóa thạch” đã xuất hiện từ rất sớm nhưng đến cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 việc nghiên cứu hóa thạch như một bộ môn khoa học mới được hình thành trên cơ sở vững chắc.

Bản phác thảo về một loài hóa thạch biển cùng mô hình lục giác như tổ ong
Bản phác thảo về một loài hóa thạch biển cùng mô hình lục giác như tổ ong.

Bản phác thảo về một loài hóa thạch biển cùng mô hình lục giác như tổ ong được tìm thấy trong cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci. Đây được cho là phát hiện được ghi lại đầu tiên về dạng hóa thạch dấu vết có tên Paleodictyon. Sau này các nhà cổ sinh học xác định hóa thạch này xuất hiện từ thời Camri (cách đây 542-488 triệu năm).

Leonardo da Vinci đã vẽ bức tranh "A ravine" dưới góc nhìn của một nhà địa chất
Leonardo da Vinci đã vẽ bức tranh “A ravine” dưới góc nhìn của một nhà địa chất.

Bức tranh “A ravine” được Leonardo da Vinci vẽ dưới góc nhìn của một nhà địa chất. Các lớp đá trầm tích được thể hiện rõ ràng. Leonardo da Vinci coi các dấu vết sinh vật để lại bằng hóa thạch chính là minh chứng rõ ràng nhất về sự sống cổ xưa từng tồn tại của Trái Đất, lật đổ toàn bộ quan điểm của tôn giáo về tự nhiên.

Tags: nổi bật

Get real time update about this post categories directly on your device, subscribe now.

Unsubscribe

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Môi trường sống của các “nàng bạch ốc” ở Na Dương, Lạng Sơn
Hóa thạch sống

Môi trường sống của các “nàng bạch ốc” ở Na Dương, Lạng Sơn

Hóa thạch cây dạng thân vẩy
Hóa thạch sống

Hóa thạch cây dạng thân vẩy

Hóa thạch thân gỗ silic hóa tuổi jura ở Tây Nguyên
Kiến thức

Hóa thạch thân gỗ silic hóa tuổi jura ở Tây Nguyên

Hai mảnh vỏ Bivalvia
Kiến thức

Hai mảnh vỏ Bivalvia

Mary Anning – Nhà cổ sinh vật học nữ đầu tiên trên thế giới
Nhà cổ sinh

Mary Anning – Nhà cổ sinh vật học nữ đầu tiên trên thế giới

Viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại 2.936 tỷ năm
Tin tức

Viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại 2.936 tỷ năm

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Hoá thạch cúc đá Ammonite – Lưu giữ trăm triệu năm trong lớp vỏ xoắn ốc

Hoá thạch cúc đá Ammonite – Lưu giữ trăm triệu năm trong lớp vỏ xoắn ốc

Mỹ – Hộp sọ hoá thạch cá voi 12 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Maryland

Mỹ – Hộp sọ hoá thạch cá voi 12 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Maryland

Hoá thạch san hô – Tấm lịch diệu kỳ của thiên nhiên

Hoá thạch san hô – Tấm lịch diệu kỳ của thiên nhiên

Hóa thạch Bọ Ba Thùy có sừng tiết lộ về trận chiến tranh bạn tình 400 triệu năm trước

Hóa thạch Bọ Ba Thùy có sừng tiết lộ về trận chiến tranh bạn tình 400 triệu năm trước

Mỹ – Các nhà khoa học cảnh báo về mức độ gây hại của côn trùng đối với môi trường sau khi nghiên cứu lá cây hoá thạch

Mỹ – Các nhà khoa học cảnh báo về mức độ gây hại của côn trùng đối với môi trường sau khi nghiên cứu lá cây hoá thạch

Động vật dạng đĩa Dickinsonia – Bằng chứng sự sống trong thời kỳ đầu

Động vật dạng đĩa Dickinsonia – Bằng chứng sự sống trong thời kỳ đầu

Hóa thạch cua đá ở vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng bao nhiêu tuổi?

Hóa thạch cua đá ở vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng bao nhiêu tuổi?

Hệ thực vật Trias muộn Nori-Ret của Việt Nam trong bối cảnh cổ sinh thái

Hệ thực vật Trias muộn Nori-Ret của Việt Nam trong bối cảnh cổ sinh thái

Môi trường sống của các “nàng bạch ốc” ở Na Dương, Lạng Sơn

Môi trường sống của các “nàng bạch ốc” ở Na Dương, Lạng Sơn

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2023 HFM - Hanoi Fossil News.

No Result
View All Result
  • Home

© 2023 HFM - Hanoi Fossil News.