Hanoi Fossil News
  •  
  • Tin tức
  • Kiến thức
    • Sách hay
    • Phim hay
    • Hóa thạch sống
  • Chân dung
    • Nhà cổ sinh
    • Fossil Hunter
    • Nhà sưu tập
  • Khám phá
  • Môi trường
  • Fossil Art
  • Video
No Result
View All Result
Hanoi Fossil News
Home Kiến thức Hóa thạch sống

Hóa thạch cua đá ở vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng bao nhiêu tuổi?

18 Tháng Tư, 2023
in Hóa thạch sống, Kiến thức
0
Hóa thạch cua đá ở vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng bao nhiêu tuổi?
497
SHARES
1.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Đó là câu hỏi của ông Phan Thanh Toại ở TP Đà Nẵng và tác giả An Dy, báo THANH NIÊN ONLINE 23/10/2015.

Trong số 40 mẫu hóa thạch cua đá của ông Phan Thanh Toại được tác giả An Dy đưa tin trên THANH NIÊN ONLINE 23/10/2015: người dân đánh giã cào thu thập ở độ sâu 50-100 m thuộc vùng biển Điện Dương, Hội An, tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng.

Hiện nay, 30 mẫu cua trong bộ sưu tập của ông Toại đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội.

Hình thái bên ngoài: mai cua có dạng hình oval, mặt vỏ gồ ghề với nhiều núm nhỏ hơi nhô cao; có 4 răng dạng thùy rộng trên mỗi mép bờ trước. Hai mắt dạng mắt tôm phân bố trên mép cao nhất của mai. Mỗi bờ bên có 4 càng nhỏ để bò và làm việc với đốt cuối nhọn; và một càng lớn với 1 ngón di động có các mấu dạng răng cưa sắc, gọi là nanh và 1 ngón cố định để cắn xé thứ ăn, đục lỗ và chống lại kẻ thù.

Mặt bụng có một dải yếm. Đối với con cái dải yếm hình gần tròn phủ 2/3 mặt vỏ; trong khi dải yếm của con đực có dạng hình cravat hẹp ở chính giữa vỏ. Kích thước của các con cua này có chiều dài từ 8-12 cm, rộng từ 5-8 cm, dày từ 2,5-3,5 cm.

Hóa thạch Cù kỳ sưu tập ở vùng biển Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam của ông Phan Thanh Toại
A – Hóa thạch Cù kỳ sưu tập ở vùng biển Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam của ông Phan Thanh Toại, TP Đà Nẵng ; B -Hóa thạch Cù kỳ Myomeniippe hardwickii (Gray 1831) trong bộ sưu tập của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội B1 -mặt lưng, B2 – Mặt bụng và vết bám của hàu hiện đại (Nguyễn Hữu Hùng 2022).

Phần lớn những xác cua này còn lớp vỏ nguyên sinh, chưa bị thay thế bằng các khoáng chất. Phần mô mềm bên trong bị thay thế hoàn toàn bằng cát hạt min và muối natri. Những đặc điểm nêu trên hoàn toàn phù hợp với chẩt định của loài Cù kỳ, tên La-tinh Myomeniippe hardwickii (Gray 1831), tên tiếng Anh là stone crab (cua đá) hay cua sấm (thunder crab), thuộc giống Myomeniippe, ho Menippidae, Bộ mười chân (Decapoda), phụ ngành Giáp xác (Crustacea), ngành Chân khớp (Antropoda). Loài cua Cù kỳ sống phổ biến trong các vùng biển nông, chui rúc trong các khe đá và các vùng rừng ngập mặn ở Việt Nam. Loài Cù kỳ này cũng gặp ở các nước Đông Nam Á, vùng biển Caribê và các vùng biển ấm của nhiều nước khác; là món ăn ưa thích của tất cả người dân, kể cả người Việt Nam và các dân tộc trên thế giới.

Khi những con cua này chết, cơ thể được vùi trong các lớp bùn sâu ở đáy biển, hoặc trong các hang hốc có chứa khoáng chất natri, clorua,  canxi, kẽm, kali và sắt; vỏ cứng hầu như không bị phá hủy, và chỉ trong một thời gian vài ba năm, xác con vật xi măng hóa bằng cát và muối NaCl. Hầu hết vùng biển nông của Việt Nam đều phủ một lớp cát bùn trầm tích đày từ vài ba mét đến vài trăm mét chứa muối NaCl, tuổi Holocen. Như vậy tuổi của xác Cù kỳ ở vùng biển Việt Nam chỉ có thể có niên đại từ 10.000 năm tuổi đến ngày nay. Vì một lý do nào đó như do sóng biển, do xói mòn của các dòng chảy thủy triều, hóa thạch Cù kỳ lại trở về bề mặt của đáy biển, nơi nó sinh ra.

Get real time update about this post categories directly on your device, subscribe now.

Unsubscribe

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hệ thực vật Trias muộn Nori-Ret của Việt Nam trong bối cảnh cổ sinh thái
Kiến thức

Hệ thực vật Trias muộn Nori-Ret của Việt Nam trong bối cảnh cổ sinh thái

Môi trường sống của các “nàng bạch ốc” ở Na Dương, Lạng Sơn
Hóa thạch sống

Môi trường sống của các “nàng bạch ốc” ở Na Dương, Lạng Sơn

Hóa thạch cây dạng thân vẩy
Hóa thạch sống

Hóa thạch cây dạng thân vẩy

Hóa thạch thân gỗ silic hóa tuổi jura ở Tây Nguyên
Kiến thức

Hóa thạch thân gỗ silic hóa tuổi jura ở Tây Nguyên

Hai mảnh vỏ Bivalvia
Kiến thức

Hai mảnh vỏ Bivalvia

Basilosaurus – Loài cá voi nổi tiếng bị lầm tưởng là thằn lằn biển
Môi trường

Basilosaurus – Loài cá voi nổi tiếng bị lầm tưởng là thằn lằn biển

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Hoá thạch cúc đá Ammonite – Lưu giữ trăm triệu năm trong lớp vỏ xoắn ốc

Hoá thạch cúc đá Ammonite – Lưu giữ trăm triệu năm trong lớp vỏ xoắn ốc

Mỹ – Hộp sọ hoá thạch cá voi 12 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Maryland

Mỹ – Hộp sọ hoá thạch cá voi 12 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Maryland

Hoá thạch san hô – Tấm lịch diệu kỳ của thiên nhiên

Hoá thạch san hô – Tấm lịch diệu kỳ của thiên nhiên

Hóa thạch Bọ Ba Thùy có sừng tiết lộ về trận chiến tranh bạn tình 400 triệu năm trước

Hóa thạch Bọ Ba Thùy có sừng tiết lộ về trận chiến tranh bạn tình 400 triệu năm trước

Mỹ – Các nhà khoa học cảnh báo về mức độ gây hại của côn trùng đối với môi trường sau khi nghiên cứu lá cây hoá thạch

Mỹ – Các nhà khoa học cảnh báo về mức độ gây hại của côn trùng đối với môi trường sau khi nghiên cứu lá cây hoá thạch

Động vật dạng đĩa Dickinsonia – Bằng chứng sự sống trong thời kỳ đầu

Động vật dạng đĩa Dickinsonia – Bằng chứng sự sống trong thời kỳ đầu

Hóa thạch cua đá ở vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng bao nhiêu tuổi?

Hóa thạch cua đá ở vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng bao nhiêu tuổi?

Hệ thực vật Trias muộn Nori-Ret của Việt Nam trong bối cảnh cổ sinh thái

Hệ thực vật Trias muộn Nori-Ret của Việt Nam trong bối cảnh cổ sinh thái

Môi trường sống của các “nàng bạch ốc” ở Na Dương, Lạng Sơn

Môi trường sống của các “nàng bạch ốc” ở Na Dương, Lạng Sơn

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2023 HFM - Hanoi Fossil News.

No Result
View All Result
  • Home

© 2023 HFM - Hanoi Fossil News.