Ngành Thạch tùng (Lycopodiophyta) hiện nay có khoảng khoảng 800 loài thân thảo, phân bố rộng trên khắp thế giới. Trong quá khứ, những cây
Thạch tùng thân mộc to lớn từng thống trị mặt đất trong các kỷ Carbon và Permi. Trong thân cây có các bó ống dẫn truyền. Mô sinh trưởng
(cambium) đã có mặt giúp cho thân cây có khả năng tăng lớn theo bề dày.
Vì thế trong Paleozoi đã xuất hiện những rừng cây rừng cây Thạch tùng thân mộc cao lớn.

Vào đầu Devon (cách đây khoảng 419 triệu năm) xuất hiện bộ Cây vẩy nguyên thuỷ (Protolepidodendrales). Đến nửa sau Devon phổ biến các dạng
Thạch tùng thuộc bộ Cây vẩy (Lepidodendrales). Bộ này bao gồm những cây thân mộc có kích thước khác nhau, từ những cây nhỏ tới những cây rất
lớn, đạt chiều cao 30-40m. Thân cây phần lớn được các “vẩy” phủ kín – thực ra đó chính là những vết sẹo do các dạng lá hoặc gai khi rụng để lại.
Cây dạng thân vẩy xuất hiện vào Devon trung, phát triển cực thịnh trong Carbon, sau đó suy giảm dần. Trong Trias sớm chỉ còn tồn tại một chi duy nhất là Pleuromeia.
Ở Việt Nam, hóa thạch cây dạng thân vẩy có thể gặp ở Đồ Sơn, Hải Phòng; Hói Đá, Minh Lệ, Quảng Bình và Mỏ Nhài, Bắc Sơn, Lạng Sơn.